TL;DR ZetaChain sử dụng một phương pháp xác minh blockchain cách tân để đạt được khả năng lập trình xuyên chuỗi linh hoạt, bất khả tri chuỗi, không cần sự tin cậy và phi tập trung. Thực ra, phương pháp này sẽ cải thiện mô-đun IBC của Cosmos để hỗ trợ khả năng tương tác với bất kỳ chuỗi hiện có hoặc kế thừa (legacy) nào.

Máy tính công cộng thế hệ tiếp theo sẽ không bị giới hạn trong một blockchain duy nhất. Trong trường hợp của Cosmos, kể từ khi thành lập, blockchain và cộng đồng của Cosmos đã nhận ra tiềm năng cùng với nhu cầu về một hệ sinh thái blockchain được kết nối nhiều hơn. Dựa trên SDK của Cosmos, một hệ sinh thái phát triển mạnh của các blockchain có chủ quyền dành riêng cho một ứng dụng duy nhất tiếp tục xuất hiện (dYdX v4, Osmosis, Juno, EVMOS, THORChain, v.v.). Tương tự, các dự án khác cũng tồn tại như Polkadot với hệ thống relay-chain/para-chain của mình. Một điểm khác biệt quan trọng giữa hai dự án này là mô hình bảo mật dùng chung của Polkadot so với mô hình trung tâm-bộ định tuyến của Cosmos.

Untitled

Về tầm nhìn và phạm vi, chúng tôi cho rằng Cosmos cung cấp một thiết kế hiện đại hơn - một thiết kế đã truyền cảm hứng rất nhiều cho ZetaChain, một blockchain L1 phi tập trung và minh bạch. Zetachain cố gắng đạt được khả năng tương tác hoàn chỉnh với khả năng lập trình linh hoạt và nền tảng hợp đồng thông minh xuyên chuỗi được tích hợp sẵn của mình. Trong bài đăng này, chúng tôi sẽ khám phá nhanh phương pháp của Cosmos về khả năng tương tác blockchain bằng việc xem xét cụ thể Giao thức Truyền thông Liên Blockchain (IBC) của Cosmos. Sau đó, chúng tôi sẽ thảo luận về cách ZetaChain mở rộng IBC của Cosmos để tạo điều kiện cho khả năng tương tác omnichain đầy đủ với bất kỳ chuỗi hiện có hoặc kế thừa nào.

Thông tin đi qua các blockchain như thế nào?

Hãy xem lại cách thông tin di chuyển qua các blockchain trong khi nêu bật phương pháp của Cosmos khi thích hợp. Giả sử ai đó (có thể là một tác nhân tự động) gửi các sự kiện trên blockchain A đến blockchain B và blockchain B phải làm điều gì đó về sự kiện đó. Về cơ bản, câu hỏi đặt ra là làm thế nào mà blockchain B biết rằng thông tin này là đúng trên blockchain A? Ở cấp độ cao, có ba cách:

Không cần sự tin cậy

Phương pháp đầu tiên là không cần sự tin cậy, nghĩa là không cần thêm thực thể đáng tin cậy nào ngoài hai chuỗi liên quan: blockchain A và B. Đây là cách tiếp cận lý tưởng; nhưng không phổ quát. Ví dụ, cho đến nay, có vẻ như hoán đổi nguyên tử là kỹ thuật duy nhất hoạt động như vậy, và kỹ thuật này không hỗ trợ logic xuyên chuỗi tùy ý.

Xác minh Ứng dụng khách Nhẹ

Phương pháp thứ hai cũng không cần sự tin cậy và khá phổ quát. Đây là cách mà giao thức IBC của Cosmos sử dụng. IBC được tích hợp tốt với SDK của Cosmos dưới dạng mô-đun, và bất kỳ hai chuỗi nào có công cụ đồng thuận Tendermint triển khai chức năng IBC sẽ có thể xác minh các giao dịch của nhau giống như một ứng dụng khách nhẹ. Xin lưu ý, một ứng dụng khách nhẹ chỉ lưu trữ dữ liệu tối thiểu về một blockchain, dựa vào tính khả dụng của dữ liệu blockchain đầy đủ trên các nút đầy đủ khác. Trong trường hợp của IBC Cosmos, bạn có thể coi đây như một ứng dụng khách nhẹ được nhúng vào các quy tắc đồng thuận. Nhược điểm rõ ràng là để sử dụng IBC, các blockchain cần phải sử dụng công cụ đồng thuận cụ thể của giao thức này (Tendermint) và triển khai IBC trong lõi của mình. Điều này có nghĩa là trong thực tế, chỉ có các chuỗi Cosmos hoặc blockchain mới thì mới có thể tích hợp được.

Bên thứ 3 Đáng tin cậy

Phương pháp đáng tin cậy thứ ba thậm chí còn phổ quát hơn. Phương pháp này không yêu cầu blockchain A hoặc B sửa đổi hay điều chỉnh. Phương pháp này chỉ cần một bên thứ ba đáng tin cậy. Đó có thể là một thực thể tập trung (như một sàn giao dịch tập trung, hay Quant OverLedger) hoặc một thực thể phi tập trung (một blockchain trong trường hợp của THORChain, hoặc một tập hợp các trình xác thực như Wormhole).

Phương pháp của ZetaChain & So sánh với Cosmos

ZetaChain kết hợp phương pháp Xác minh Ứng dụng khác Nhẹ và Bên thứ 3 Đáng tin cậy để cung cấp khả năng lập trình xuyên chuỗi phi tập trung, an toàn, cho mọi mục đích. Đặc biệt:

Chúng tôi tin rằng phương pháp của ZetaChain kết hợp những điều tốt nhất của tất cả các phương pháp - phi tập trung, không cần sự tin cậy, bất khả tri chuỗi và có thể lập trình một cách phổ quát**. Ví dụ: phiếu bầu/sự công chứng PoS có khả năng chống lại các cuộc tấn công từ bên ngoài nhắm mục tiêu vào các ứng dụng khách nhẹ, nhưng lại dễ bị tấn công từ bên trong (cuộc tấn công cổ phần trình xác thực 1/3 hoặc 2/3 ZETA). Nhìn chung, việc tấn công các ứng dụng khách nhẹ sẽ dễ dàng hơn một chút so với việc tấn công các nút đầy đủ. Mặt khác, ứng dụng khách nhẹ có khả năng chống lại các cuộc tấn công từ bên trong, nhưng dễ bị tấn công từ bên ngoài nhằm đánh lừa các ứng dụng khách nhẹ của các blockchain được kết nối (Ethereum, Binance Smart Chain, Bitcoin, v.v.). Việc kết hợp sự công chứng với ứng dụng khác nhẹ sẽ đạt được sự bảo mật tối đa. Do sự phức tạp của các ứng dụng khách nhẹ trong máy trạng thái, ZetaChain ban đầu sẽ dựa trên sự công chứng PoS. Sau đó dần dần theo thời gian, ZetaChain sẽ tích hợp các ứng dụng khách nhẹ không cần sự tin cậy vào máy trạng thái của mình.